Tìm hiểu lịch sử Alaska tiểu bang lớn nhất của Mỹ

Đã hơn 150 năm kể từ khi quốc kỳ Mỹ chính thức được cắm trên vùng đất Alaska, cứ tưởng như vùng đất lạnh lẽo này sẽ muôn thuở chìm vào trong băng giá nhưng không, sự phát triển không ngờ và ngày mạnh mẽ đã khiến nơi đây trở thành một trong những đóng góp quan trọng của kinh tế Mỹ. Vậy quá trình này phát triển ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử Alaska để xem sự trở mình của nơi này nhé.

Giai đoạn khám phá

Ngay từ những năm 1700, những người bản địa Nga trong một chuyến đánh bắt xa bờ đã phát hiện ra vùng đất không liền kề với quốc gia của mình, tuy nhiên do điều kiện thời tiết, việc xác định vùng đất này đã gặp phải sự cố và bị gián đoạn. Mãi đến năm 1741, những người do thám đầu tiên của Nga đã nhìn ra đỉnh núi Elias và mang về quốc gia của mình những sản vật biển đầu tiên đó là những hải sản biển, là những chiếc lông thú đã mở ra một trang mới cho thời kỳ phát triển giao thương giữa các quốc gia thuộc châu Á, châu Âu với bờ biển Thái Bình Dương ở Bắc Mỹ.

Alaska là phần lục địa tách rời Nga
Alaska là phần lục địa tách rời Nga

Từ cuối thế kỷ 18 sang đầu thế kỷ 19, nhiều tộc người từ British Columbia, Tây Bắc Thái Bình Dương cũng đến đây định cư sinh sống song do dịch bệnh đậu mùa hoành hành khiến hầu hết những bộ tộc này không còn sống sót.

>> Xem thêm

Khi người Nga thống trị

Những năm 1784, người Nga đã thành lập những khu định cư đầu tiên trên tiểu bang này để phục vụ cho việc săn bắt hải cẩu lấy lông. Và Kodiak được lựa chọn làm thủ phủ, đến năm 1806 thủ phủ này được chuyển đến Sitka nơi có nhiều rái cá hơn. Lúc bấy giờ, thống đốc của thuộc địa Nga là Aleksandr Baranov đã đề nghị thiết lập một khu định cư mới tại Old Habour gần Sitka song đã bị phản đối gay gắt từ phía Tlingit. Tuy vậy đến năm 1804, cuộc đấu tranh vũ trang xung đột lớn nhất giữa những người bản địa Alaska và dân châu Âu xảy ra và việc thiết lập khu định cư đã thành công. Song những người bản địa Alaska vẫn không từ bỏ việc khiếu nại đất đai, buộc chính quyền phải chấp nhận một số đề nghị của họ.

Quang cảnh tàu bè tấp nập ở Juneau
Bến tàu bè tấp nập ở Juneau

Những tranh chấp giữa những người bản địa Aleuts và một số thương gia vẫn thường xuyên xảy ra cho mãi đến năm 1824, khi Nga tiến hành ký kết các hiệp ước về thương mại và ranh giới phân chia vùng Alaska với Mỹ và Anh những vấn đề này mới lắng xuống.

>>Xem thêm

Trở thành thuộc địa của Mỹ

Sau thời gian dài săn bắn mạnh mẽ, rái cá biển hầu như cạn kiệt ở các  vùng biển thuộc Alaska kèm theo đó Anh đang tiến hành chinh phạt mở rộng lãnh thổ ở bờ Tây Canada khiến Nga lo lắng không phòng thủ được vùng và có ý định bán lại Alaska cho Mỹ. Vì lẽ đó, Nga hoàng Aleksandr II đã quyết định bán địa phận này, chỉ định cho đại sứ Eduard de Stoeckl tại Hoa Kỳ thương thảo với ngài ngoại trưởng William H. Seward tiến hành ký kết thương vụ.

Tái hiện cuộc đàm phán Alaska giữa Nga và Mỹ
Tái hiện cuộc đàm phán Alaska giữa Nga và Mỹ

Cuộc đàm phán kéo dài suốt một đêm tới tận 4 giờ sáng với giá mua từ phía Mỹ là 7.2 triệu đô la. Ngày 18 tháng 10 năm 1867 lá cờ của Hoa Kỳ tung bay trên bầu trời Sitka. Ngay khi sở hữu vùng đất này, các hạm đội của Hoa Kỳ đã tiến hành đóng quân đánh dấu trên lãnh thổ này. Nhiều năm sau đó, xưởng sản xuất cá hồi lớn nhất thế giới được hình thành. Với chiều dài đường bờ biển hơn 50.000 ki-lô-mét tiếp giáp với Thái Bình Dương đã đem đến cho nơi đây trữ lượng hải sản, đặc biệt là lượng cá hồi vô cùng lớn. Thống kê cũng cho thấy rằng, đây là nơi cung cấp cá hồi nhiều nhất cho toàn bộ Mỹ.

Các mỏ dầu khí tại Alaska
Các mỏ dầu khí tại Alaska

Lượng người di cư đến đây ngày một gia tăng, nhiều doanh nghiệp khai khoáng phát triển và mở rộng. Sau nhiều cuộc dò tìm, người ta phát hiện thêm nhiều mỏ dầu, mỏ kẽm và đồng có trữ lượng khổng lồ. Việc phát hiện ra các mỏ đầu lớn sẽ giúp kinh tế của vùng phát triển mạnh mẽ hơn, tuy nhiên do hệ thống giao thông chưa phát triển nên việc vận chuyển và khai thác dầu gặp nhiều khó khăn.

Năm 1959, sau nhiều cuộc biểu tình và trưng cầu ý kiến, Alaska chính thức được công nhận là một bang thuộc Hoa Kỳ.

Ngày nay, với những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, những điểm di tích lịch sử còn sót lại, Alaska ngày càng được lòng nhiều khách đi du lịch. Bên cạnh những đặc sản thơm ngon là những công trình kiến trúc bậc thượng là một minh chứng cho thấy sự phát triển không ngừng của tiểu bang này.